KIẾN THỨC

Yoga hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm như thế nào?

Yoga được chứng minh rằng ngoài khả năng giúp người tập loại bỏ những căng thẳng, xoa dịu tinh thần giúp họ suy nghĩ lạc quan hơn, cải thiện sức đề kháng và sở hữu một vóc dáng cân đối, săn chắc, thì chữa trị các bệnh lý liên quan đến đau xương, đau cơ như đau thắt lưng, mỏi vai gáy, đau khớp gối, thoát vị đĩa đệm. Hãy cùng Aloha tìm hiểu rõ hơn làm thế nào mà Yoga có thể hỗ trợ điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm nhé

 

Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?

  • Đĩa đệm cột sống là một mô mềm nằm giữa hai xương cột sống. Cột sống được cấu thành bởi đĩa đệm cột sống và xương cột sống sẽ tạo nên cột sống. Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi chèn ép vào ống sống hay các rễ thần kinh sống và có sự đứt rách vòng sợi gây nên hội chứng thắt lưng hông điển hình.
  • Hội chứng thoát vị đĩa đệm có thể xảy đến với bất cứ ai ở bất kỳ thời điểm nào trong đời, gây ảnh hưởng đến đĩa đệm cột sống của bạn. Khi mắc hội chứng thoát vị đĩa đệm bạn có thể bị đau ở lưng, cổ, hoặc các bộ phận khác có liên quan đến các khu vực này như chân, vai, cánh tay, bàn tay. Cơn đau có thể đến từ các dây thần kinh bị kích thích hoặc do co thắt cơ bắp.

 

 

Yoga hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm như thế nào?

  • Như chúng ta đã biết, Yoga, đặc biệt là Yoga trị liệu, đã được sử dụng như một phương thuốc tự trị, dạy cho bạn cách sử dụng chính cơ thể của mình để xoa dịu và chữa lành những cơn đau do các bệnh lí về xương cơ gây nên thư giãn tâm trí, loại bỏ căng thẳng, tăng cường sức đề kháng và làm săn chắc cơ thể.
  • Đối với bệnh thoát vị đĩa đệm, Yoga sẽ phát huy được tác dụng khi được tập luyện đúng cách. Các động tác của Yoga sẽ làm tăng cường sức mạnh lên các cơ. Một số tư thế yêu cầu bạn phải đứng yên và duy trì chúng trong một khoảng thời gian, điều này giúp cơ bắp được thư giãn và một số sẽ được kéo căng. Cơ bắp được kéo căng làm tăng giới hạn chuyển động của cơ thể, giúp chúng ta cảm thấy thoải mái hơn khi di chuyển phần lưng và cổ của mình.
  • Cơ bắp khỏe sẽ hỗ trợ cho vùng cột sống, khiến phần đĩa đệm bị tổn thương sẽ không phải chịu quá nhiều áp lực, gây đau đớn cho cơ thể. Bên cạnh đó, Yoga còn giúp cho quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng được tốt hơn, bổ sung chất cho đĩa đệm và các bộ phận khác trên cơ thể, hỗ trợ quá trình chữa lành bệnh.
  • Yoga cũng giúp người tập xác định được giới hạn của bản thân, nhận thức được khả năng luyện tập của mình ở trình độ nào, tránh được những chấn thương khiến cho bệnh trở nên tệ hơn. Kiểm soát cân nặng cũng là lợi ích mà Yoga đem lại, vì trọng lượng dư thừa của cơ thể cũng là một trong những nguyên nhân gây áp lực lên phần đĩa đệm.

 

 

Những lưu ý khi người bệnh tập luyện Yoga

  • Để việc tập luyện trở nên hiệu quả và tránh mang thêm đau đớn cho cơ thể, khiến bệnh ngày càng xấu đi, người tập cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu luyện tập. Lựa chọn cho mình một lớp học Yoga bài bản để nhận được sự hướng dẫn và chỉ dạy tận tình của Master Yoga chuyên nghiệp. Bạn nên tránh thực hiện các động tác đòi hỏi quá nhiều kĩ thuật khó khi chưa thành thạo. Khi tập luyện, cần kiên trì, từ tốn, đi từ cơ bản chắc chắn rồi mới tập lên trình độ cao hơn. Không vì tranh đua với bạn bè tập chung mà hấp tấp, mang chấn thương cho mình.
  • Bên cạnh đó, hãy nói rõ tình trạng sức khỏe của mình với huấn luyện viên để họ hướng dẫn cho bạn bài tập phù hợp nhất. Có thể sử dụng các dụng cụ hỗ trợ tập luyện như khối Yoga, vòng Yoga, bóng hoặc dây đai. Kết hợp với chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý để việc điều trị đạt được kết quả tốt nhất.

 

Tham gia thảo luận: